Các nội dung chính
1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU:
Khi thế giới xích lại gần nhau hơn, kỷ nguyên công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạng internet, mạng xã hội phổ biến mọi nơi… Vì thế thương hiệu/ nhãn hiệu của bạn có thể bị sao chép bất kỳ lúc nào, đó là một rủi ro tiềm ẩn đáng sợ mà chúng ta có thể kiểm soát được bằng công cụ pháp luật.
Các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký sở hữu trí tuệ không những thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, góp phần tạo sự tin tưởng trong mối quan hệ với các đối tác mà còn giúp doanh nghiệp được bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép các quyền sở hữu trí tuệ đó, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức sâu rộng và hội nhập thị trường như hiện nay, đăng ký sở hữu trí tuệ là một trong những điều mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm và đánh giá được sự cần thiết của nó. Doanh nghiệp dù trong nước hay nước ngoài, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng cần xây dựng một sự uy tín với đối tác và người tiêu dùng, đăng ký tài sản trí tuệ là căn cứ pháp lý để phát triển những lợi ích của mình.
2. CÁC LOẠI HÌNH ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Các tài sản trí tuệ có thể là tác phẩm, bài viết, sách, bài hát, kịch bản, phần mềm, logo, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống vật nuôi, cây trồng,… Ứng với mỗi loại tài sản trí tuệ là một loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ khác nhau. Theo quy định của Luật sở hữu Trí tuệ Việt Nam thì Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm 3 nhóm quyền cơ bản:
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp
+ Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, logo;
+ Đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích
+ Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp; Đăng ký kiểu dáng sản phẩm;
+ Đăng ký chỉ dẫn địa lý
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan.
+ Đăng ký xác lập quyền tác giả tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam;
+ Đăng ký xác lập quyền liên quan tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam bao gồm: (i) Quyền liên quan cuộc biểu diễn (ii) Quyền liên quan bản ghi âm, ghi hình (iii) Quyền liên quan đến chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;
– Quyền sở hữu trí tuệ với quyền cây trồng
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
3. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHƯ THẾ NÀO?
Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ được AZF tư vấn và hướng dẫn khách hàng thực hiện qua các bước sau đây:
Bước 1: Xác định sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ thuộc đối tượng nào
Việc xác định và phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để việc đăng ký có thể tối đa được quyền của sản phẩm và đúng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Ví dụ: Logo, thương hiệu sẽ thuộc đối tượng đăng ký sở hữu công nghiệp (đăng ký nhãn hiệu) hoặc giải pháp tiết kiệm điện sẽ thuộc đối đối tượng đăng ký sáng chế
Bước 2: Xác định cơ quan tiến hành thủ tục hành chính đăng ký sở hữu trí tuệ
Hiện nay, tương ứng với 03 đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ sẽ do 03 cơ quan tiến hành thủ tục hành chính trong việc xác lập quyền cho chủ đơn đăng ký, với mỗi đối tượng chúng ta cần xác định sẽ tiến hành thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nào. Cụ thể như sau:
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ;
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả;
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt;
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký sẽ được tiến hành bởi chủ đơn đăng ký hoặc người được chủ đơn ủy quyền. Chi tiết hồ sơ đăng ký như sau:
– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:
+ 02 bản tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp ( theo mẫu của Cục SHTT);
+ 05 mẫu nhãn hiệu đình kèm với kích thước 8cm x 8 cm (áp dụng đối với việc đăng ký nhãn hiệu);
+ 02 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký – Áp dụng đối với đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
+ 02 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế (trường hợp đăng ký sáng chế)
+ 02 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ (trường hợp đăng ký giải pháp hữu ích)
+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền;
+ Tài liệu khác liên quan (nếu có)
– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ áp dụng cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả
+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;
+ Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm;
+ Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;
+ Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm
+ Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả;
+ Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết thành thành lập….vv( bản sao chứng thực và áp dụng trường hợp chủ sở hữu tác phẩm là pháp nhân)
+ Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;
+ 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng
+ Tờ khai (đơn) đăng ký giống cây trồng theo mẫu;
+ Ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật theo mẫu quy định;
+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký;
+ Tài liệu khác như tài liệu chứng mình quyền của người nộp đơn; quyền được chuyển giao; quyền được hưởng ngày ưu tiên…
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký.
Bước 5: Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ chuyển qua các giai đoạn thẩm định khác nhau và thời gian sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Nhãn hiệu sẽ khoảng từ 20- 28 tháng, Kiểu dáng công nghiệp sẽ khoảng từ 14-17 tháng…vv.
Trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo về tiến hành công việc, thông báo thiếu xót, thông báo dự định từ chối….vv. Do đó, người nộp đơn cần hết sức chú ý để tránh trường hợp đơn đăng ký bị từ chối đăng ký.
Cuối cùng, sau khi hoàn thành xong quá trình thẩm định đơn đăng ký, Cơ quan đăng ký sẽ ra quyết định cuối cùng về việc đồng ý hoặc không đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đăng ký. Dựa vào thông báo này, người nộp đơn sẽ tiến hành các công việc tiếp theo.
4. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA AZF
Với hơn 5 năm kinh nghiệm, Công ty chúng tôi đã đại diện cho hơn 1000 khách hàng trong và ngoài nước, cá nhân và tổ chức tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ và đều mang lại những thành công to lớn.
QUY TRÌNH DỊCH VỤ CHUNG NHƯ SAU:
- – Tư vấn phân loại đối tượng sẽ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- – Tư cách đăng ký sản phẩm sở hữu trí tuệ đơn giản nhưng tối đa được lợi ích và tiết kiệm chi phí;
- – Tiến hành thủ tục tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đăng ký;
- – Soạn thảo hồ sơ đăng ký, nộp hồ sơ, theo dõi tiến trình hồ sơ đăng ký;
- – Trực tiếp làm việc với chuyên viên đăng ký để kịp thời sửa chữa, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên đăng ký (nếu có)
- – Nhận kết quả cuối cùng về việc đăng ký và chuyển giao kết quả cho khách hàng;
- – Thực hiện các công việc khác liên quan hoặc giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến đăng ký sở hữu trí tuệ;
AZF với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực đăng ký sở hữu trí tuệ, cùng đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý hùng hậu tự tin sẽ mang lại cho khách hàng dịch vụ tốt nhất với phí dịch vụ hợp lý nhất
Cam kết tự công bố sản phẩm đúng quy định
- Đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm công bố đúng với quy định, nhưng phải phù hợp với thực tế sản xuất và thực tế của sản phẩm.
- Nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu về thời gian để khách hàng tập trung vào sản xuất và kinh doanh.
- Hỗ trợ thực hiện các xét nghiệm nhanh, nhận mẫu và gửi mẫu thay cho khách hàng.
- Hỗ trợ Hợp thức hóa lãnh sự các giấy tờ theo qui định (đối với sản phẩm nhập khẩu, khi có yêu cầu)
- Hỗ trợ thực hiện các giấy tờ khác
- Bảo hành dịch vụ miễn phí trong suốt thời gian lưu hành sản phẩm