Những ngày gần đây, thông tin về việc một số cơ sở sản xuất giá đỗ tại Buôn Ma Thuột sử dụng chất cấm 6-Benzylaminopurine (BAP) đã gây lo lắng cho nhiều người tiêu dùng. BAP là một chất kích thích tăng trưởng bị cấm sử dụng trong thực phẩm, và nếu tiêu thụ với lượng lớn có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để nhận biết giá đỗ bị ngâm hóa chất và cách xử lý tại nhà ra sao

Mẹo rửa giá đỗ sạch loại bỏ hóa chất tại nhà

Nhận biết giá đỗ “sạch” và giá đỗ ngâm hóa chất

Theo Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, có một số mẹo dân gian giúp phân biệt giá đỗ thông thường và giá đỗ bị ngâm hóa chất:

  • Giá đỗ thông thường (ủ tự nhiên): Thường có nhiều rễ, thân thuôn dài, khó bị gãy.
  • Giá đỗ ngâm hóa chất (BAP): Thường ít hoặc không có rễ, thân mập, trắng phau và dễ bị gãy.

Tuy nhiên, việc phân biệt bằng mắt thường đôi khi không chính xác hoàn toàn.

Mẹo rửa giá đỗ sạch loại bỏ hóa chất tại nhà

Tại sao BAP được sử dụng và cách xử lý tại nhà?

BAP (6-benzylaminopurine) là một chất kích thích sinh trưởng thực vật, giúp giá đỗ mập mạp và nhanh lớn hơn. Chất này tan tốt trong môi trường kiềm. Dựa trên đặc tính này, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp xử lý tại nhà nếu nghi ngờ giá đỗ có chứa BAP:

  • Ngâm rửa với baking soda: Hòa 2-3 thìa cà phê baking soda vào 2 lít nước, ngâm giá đỗ trong khoảng 20 phút, sau đó rửa lại thật sạch với nước. Baking soda có tính kiềm, có thể giúp loại bỏ một phần BAP còn tồn dư trên giá đỗ.
  • Nước vôi trong: Nước vôi trong cũng có tính kiềm và có thể được sử dụng tương tự như baking soda.

Tất nhiên, lựa chọn giá đỗ an toàn hoặc tự ủ tại nhà vẫn là phương án tốt nhất,” tiến sĩ Tần chia sẻ.

Giá đỗ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Với các cách làm đơn giản, không tốn kém và không mất nhiều thời gian, các gia đình hoàn toàn có thể tự làm giá đỗ tại nhà để đảm bảo an toàn và chất lượng