An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề quan trọng đang được các cơ quan chức năng và người tiêu dùng quan tâm. Các cá nhân , tổ chức , cơ sở , doanh nghiệp muốn kinh doanh , sản xuất sản phẩm thực phẩm thì cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Hôm nay tucongbosanpham.vn sẽ gửi đến quý khách hàng , quý doanh nghiệp danh sách một số câu hỏi kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc các chủ đề : giấy phép an toàn thực phẩm , an toàn thực phẩm trong sản xuất , kinh doanh.

Một số câu hỏi kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

Một số câu hỏi kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

Chủ đề về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

  1. Văn bản pháp luật nào liên quan đến giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?
    Trả lời :
    – Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
    – Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12.
  2. Đối tượng nào cần phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?
    Trả lời : các cá nhân , tổ chức , cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm hoặc có các hoạt động liên quan đến thực phẩm.
  3. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?
    Trả lời : Tại việt nam có 03 cơ Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm tùy vào loại sản phẩm
    – Cơ sở do Bộ Y tế quản lý.
    – Cơ sở do Bộ Công Thương quản lý.
    – Cơ sở do Bộ Nông Nghiệp quản lý.
  4. Nhóm điều kiện cần thiết mà cơ sở kinh doanh cần phải đáp ứng để được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
    Trả lời : Cơ sở kinh doanh cần phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất , trang thiết bị , dụng cụ và con người.
  5. Điều kiệu về cơ sở vật chất đáp ứng an toàn vệ sinh thực phẩm là như thế nào?
    Trả lời :
    – Khu vực chế biến , kinh doanh thực phẩm phải sạch sẽ , thoáng mát , hợp vệ sinh , có khoảng cách an toàn với các nguồn gây ô nhiễm.
    – Phải có hệ thống thoát nước , xử lý chất thải đạt chuẩn. Thùng rác phải có nắp đậy.
  6. Điều kiệu về trang thiết bị , dụng cụ đáp ứng an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
    Trả lời :
    – Trang thiết bị , dụng cụ phục vụ chế biến thực phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.
  7. Điều kiệu về con người đáp ứng an toàn vệ sinh thực phẩm là như thế nào?
    Trả lời : Chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất , chế biến sản phẩm thực phẩm phải đảm bảo :
    – Không mắc các bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế quy định cấm tiếp xúc với thực phẩm.
    – Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
    – Giữ vệ sinh cá nhân và sử dụng trang bị bảo hộ khi tham gia sản xuất , chế biến sản phẩm thực phẩm.
  8. Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm có thời hạn bao lâu?
    Trả lời : 03 năm.
  9. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm có thời hạn bao lâu?
    Trả lời : 03 năm.
  10. Trước khi giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hết thời gian hiệu lực , doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh , sản xuất thì phải xin cấp lại giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm khi nào?
    Trả lời : Trước 06 tháng khi giấy phép an toàn thực phẩm hết thời gian hiệu lực.
  11. Hình thức xử phạt hành chính khi doanh nghiệp kinh doanh sản xuất mà không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
    Trả lời : Bị buộc ngừng kinh doanh hoặc phạt tiền từ 20.000.000 đến 200.000.000 tùy vào trường hợp vi phạm.

Chủ đề về an toàn vệ sinh thực phẩm

  1. An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
    Trả lời : Sử dụng các phương pháp giữ cho thực phẩm sạch và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng , không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
  2. Hậu quả khi không thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
    Trả lời :
    – Tăng trình trạng người bị ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và thế hệ tương lai.
    – Ảnh hưởng tới nền kinh tế – xã hội nước nhà.
  3. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm là gì?
    Trả lời : đau bụng , buồn nôn , nôn , tiêu chảy , đau đầu.
  4. Việc làm đầu tiên cần thiết khi phát hiện ngộ độc thực phẩm là gì?
    Trả lời : Liên hệ cơ sở y tế gần nhất.
  5. Giải pháp an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng là gì?
    Trả lời : Trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và trở thành người tiêu dùng thông thái.
  6. Chủ cơ sở và người tham gia sản xuất sản phẩm thực phẩm phải kiểm tra sức khỏe định kỳ bao lâu một lần?
    Trả lời : ít nhất 01 năm/01 lần.
  7. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy xác nhận sức khỏe cho người tham gia sản xuất , kinh doanh sản phẩm thực phẩm?
    Trả lời : Cơ sở y tế từ cấp quận , huyện trở lên.
  8. Hình thức xử lý sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
    Trả lời : tiêu hủy hoặc thay đổi mục đích sử dụng.
  9. Bảo quản thực phẩm không đúng cách sẽ gây tác hại gì?
    Trả lời : Ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm , gây ô nhiễm thực phẩm.
  10. Cơ sở kinh doanh , sản xuất thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm như thế nào?
    Trả lời :
    – Sản xuất , kinh doanh thực phẩm phải được sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    – Quy trình sản xuất , kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ các điều kiện về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
    – Đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển , bảo quản thực phẩm.


Cam kết tự công bố sản phẩm đúng quy định

  • Đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm công bố đúng với quy định, nhưng phải phù hợp với thực tế sản xuất và thực tế của sản phẩm.
  • Nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu về thời gian để khách hàng tập trung vào sản xuất và kinh doanh.
  • Hỗ trợ thực hiện các xét nghiệm nhanh, nhận mẫu và gửi mẫu thay cho khách hàng.
  • Hỗ trợ Hợp thức hóa lãnh sự các giấy tờ theo qui định (đối với sản phẩm nhập khẩu, khi có yêu cầu)
  • Hỗ trợ thực hiện các giấy tờ khác
  • Bảo hành dịch vụ miễn phí trong suốt thời gian lưu hành sản phẩm

Tư vấn dịch vụ tại công ty AZF
Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn
1
2
3
4
5
Gửi đánh giát
     
Hủy

Đánh giá chất lượng dịch vụ

Tự Công Bố Sản Phẩm | Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Nhanh Chóng
Average rating:  
 0 reviews